Làm sao để diệt muỗi vào mùa mưa

Như Ngô – homify Như Ngô – homify
La Casa de las Sirenas, Ancona + Ancona Arquitectos Ancona + Ancona Arquitectos مسبح
Loading admin actions …

Những tiếng vo ve đáng ghét, những vết cắn sưng đỏ trên da, những chấm đen lởn vởn trước mặt,… đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang nằm trong cuộc “tổng tấn công” của loài muỗi đáng ghét. Khó mà tin rằng con người chúng ta lại là nạn nhân của những con vật nhỏ bé này. Hằng năm, số ca mắc sốt xuất huyết do muỗi vằn truyền bệnh lên đến 50 – 100 triệu người, kèm theo đó là nguy cơ tử vong không thể xem thường được. Thế nhưng, thay vì ngồi ở đó và bị nỗi lo lắng, bất an xâm chiếm tâm trí mình thì hãy bắt tay vào hành động ngay! Khi mùa mưa đến cũng là lúc bạn nên học cách biến căn nhà mình thành một “pháo đài” vững chắc, đẩy lùi được sự tấn công của muỗi và bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và gia đình.

Mặc dù không thể tiêu diệt, loại trừ hoàn toàn loài động vật đáng ghét này ra khỏi mọi ngóc ngách trong nhà nhưng ít nhất, tổ ấm thân thương của bạn sẽ không trở thành một ổ nuôi muỗi, hay tệ hơn nữa là ổ bệnh sốt xuất huyết chỉ với những biện pháp không thể đơn giản hơn. Nào, còn chần chừ gì nữa mà không tham khảo những lời khuyên hữu ích ngay sau đây để áp dụng ngay và luôn vào căn nhà của mình!

1. Lập hàng “phòng thủ” từ bên ngoài nhà

Trước khi nói đến chuyện làm thế nào để phòng chống muỗi từ trong nhà, hãy quan tâm đến phần ngoại thất đầu tiên vì nếu có thể đuổi kẻ địch đi ngay từ vòng ngoài thì còn gì bằng. Đặc biệt, nếu nhà bạn có sân vườn thì việc này lại càng quan trọng và cần thiết vì đây là khu vực lý tưởng cho muỗi sinh sống và đẻ lăng quăng.

Hằng tuần, bạn nên cắt cỏ thường xuyên vì muỗi rất thích lẩn trốn trong những bụi cây rậm rạp. Một điều khá thú vị về tập tính của loài muỗi là những con đực chỉ có thể hút nhựa cây và quả để sống, trong khi muỗi cái lại hút thêm máu người. Vì thế, nếu bạn có thể hạn chế cây trồng trong vườn thì những con muỗi đực sẽ thiếu nguồn dinh dưỡng, kéo theo việc “dân số” muỗi trong nhà sẽ giảm đáng kể. Giữ gìn cho sân vườn được ngăn nắp không những ít tạo điều kiện cho muỗi sinh sống mà còn thổi luồng sinh khí mới cho căn nhà.

Thay thế nào những loại cây này, chúng ta có thể phối đá như 19 Khu Vườn Phối Đá Hoàn Hảo Cho Sân Nhà Nhỏ hoặc 10 thiết kế vườn đá độc đáo giúp nhà bạn ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Hoặc nếu bạn thích công việc làm vườn và không nỡ đốn hạ cây cối thì hãy trồng thêm những loại cây có tác dụng đuổi muỗi. Oải hương, cúc vạn thọ, tía tô đất, cây bạc hà hăng, cỏ bạc hà mèo và húng quế toả mùi hương khiến muỗi tránh xa. Không những xua đuổi muỗi mà hoa oải hương còn có thể làm đẹp thêm cho căn nhà bạn.

Nếu thế thì chúng ta có thể sử dụng các loại cây nhà cho 26 thiết kế sân vườn xuất sắc làm bừng sáng nhà bạn hay 10 thiết kế sân vườn thành chốn nghỉ ngơi thư giãn tuyệt vời

Rải bã cà phê vào những ổ gà hoặc chỗ đất ẩm dễ đọng nước trong vườn cũng là cách rất hay để diệt lăng quăng. Thường xuyên thay nước và sử dụng clo để diệt lăng quăng nếu có bể bơi tại nhà. Tuy nhiên, điều này cũng có thể phá hoại môi trường sống của cá và chim chóc nên bạn cũng cần cân nhắc kĩ trước khi làm.

2. Phô bày lợi thế trong “sân nhà”

Đối với khu vực trong nhà, bạn cần có chiến lược chống muỗi trên mọi mặt trận mà vẫn đảm bảo không làm cản trở sinh hoạt gia đình. Biện pháp chống muỗi được ưa chuộng nhất ở Việt Nam có thể kể đến nhang muỗi. Thế nhưng, phương pháp này có tính “dã chiến” vì nó chỉ đuổi muỗi trong một phạm vi và thời gian nhất định. Quyết liệt hơn, xịt muỗi thường được dùng để tiêu diệt hàng loạt trong một không gian nhất định. Lưu ý là nếu hít quá nhiều các chất hoá học độc hại trong thuốc xịt có thể để lại hậu quả đối với sức khoẻ con người, nhất là trẻ nhỏ. Vừa phòng chống muỗi, vừa bảo vệ sức khoẻ gia đình mới là thượng sách

Do đó, nhiều hộ gia đình đã chuyển sang “cận chiến” với muỗi mà đơn cử là một loại vũ khí có độ sát thương khá mạnh mẽ: vợt muỗi. Tuy những chiếc vợt điện này sẽ giúp bạn thủ tiêu muỗi nhanh chóng, gọn ghẽ nhưng không phải lúc nào cũng có thể kè kè nó bên mình được, do đó, điều quan trọng nhất khi lên chiến lược tác chiến chống muỗi trong nhà chính là lấy phòng thủ làm trọng tâm. Bếp là nơi trú ẩn lý tưởng của muỗi vì có nhiều không gian ẩn trong tủ hay ở dưới gầm bàn

Để hàng phòng thủ của mình được vững chắc, hãy tìm mọi cách để chặn đứng mọi con đường sinh sản của muỗi, cụ thể là môi trường nước. Những đồ dùng dễ đọng nước như bình hoa, xô chậu, lu hứng nước mưa hay thậm chí là chén đựng nước cho thú cưng v.v… cần được thay nước thường xuyên để diệt lăng quăng. Nếu làm triệt để, chắc chắn là muỗi sẽ không thể tiếp tục sinh sản trong nhà bạn nữa! Dù lấy lu hứng nước mưa là việc làm rất thiết thực nhưng cũng đừng vô tình tạo cơ hội cho lăng quăng sinh trưởng.

Gwel an Treth homify غرفة الملابس

Ngoài ra, bạn cũng có thể đốt nến có tinh dầu hoa hồng hoặc sả trong nhà để thay cho nhang muỗi. Chất geraniol trong tinh dầu hoa hồng có hiệu quả gấp năm lần so với citronella có trong sả. Thực chất là, mặc dù mùi sả không có tác dụng đuổi muỗi nhiều nhưng khói nến có thể làm chúng bối rối, mất phương hướng. Dọn dẹp, sắp xếp phòng ốc sao cho ngăn nắp, sạch sẽ cũng là cách phòng chống muỗi hiệu quả

3. Tự trang bị cho bản thân

Kể cả khi môi trường sống đã có thể giúp bạn làm giảm tối thiểu nguy cơ bị muỗi đốt thì vẫn đừng vội chủ quan. Bản thân bạn cũng cần có biện pháp để không phải trở thành “con mồi” bất đắc dĩ.

Muỗi vốn rất thích mồ hôi và các vi khuẩn sống trên bề mặt da người. Vì thế, quần áo dài tay và sáng màu có thể khiến bạn trở nên kém hấp dẫn hơn trong mắt chúng – cũng như là gây khó khăn cho khi muỗi cố đâm vòi qua lớp vải để hút máu dưới da. Trong khi đó, quần áo tối màu lại khiến bạn trở thành nạn nhân tiềm năng hơn đấy. Tương tự, nội thất có màu sáng và hứng nhiều nắng cũng sẽ giúp việc phòng chống muỗi được hiệu quả hơn.

Nếu bạn không thích trùm người kín mít vì ngại nóng thì vẫn có thể dùng kem chống muỗi hoặc thuốc xịt muỗi dùng ngoài da. Tuy nhiên, tác dụng của chúng có thể biến mất trong một khoảng thời gian nhất định, do đó bạn phải nhớ thoa lại thường xuyên để đảm bảo mình được bảo vệ tối đa.

Cuối cùng, trong cao điểm dịch sốt xuất huyết thì kể cả khi nhà bạn không có thói quen giăng mùng khi ngủ đi chăng nữa, chúng tôi vẫn hết sức khuyên bạn nên cân nhắc biện pháp này vì nguy cơ bị muỗi đốt khi đang say giấc nồng là rất cao. Đừng quên tấn mùng thật kĩ và kiểm tra lại xem trong mùng có muỗi hay không trước khi đánh một giấc ngon lành, bạn nhé.

Mong rằng những lợi khuyên trên sẽ có ích cho bạn và người thân trong thời điểm dịch sốt xuất huyết đang hoành hành như hiện nay. Chúc các bạn sức khoẻ và thật nhiều niềm vui trong cuộc sống!

تريد مساعدة في إتمام مشروع بيتك؟
تواصل معنا الآن

يبرز من مجلتنا